K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2016

a)Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 

                         (Từ láy, đảo, điệp ngữ)

=> Cánh đồng lúa với không gian rộng lớn, bao la.

      Thân em như chẽn lúa đòng đòng 

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

=> Hình ảnh cô gái trẻ trung, giàu sức sống.

  Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

=> Bài ca dao có thể là lời của một cô gái đang tự nói về mình, hay cũng là một chàng trai nhìn về cô gái đằng xa xa mà nói.

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

=> Mình chả thấy đoạn văn nào hết.

23 tháng 9 2016

lời của chàng trai 

     bày tỏ tình cảm với cô gái

  chúc học tốthihi

23 tháng 9 2016

lời của chàng trai nói với cô gái hay cô gái tự nói về mình 

 

23 tháng 9 2016

Có 2 cách hiểu

Cách thứ nhất: Là lời của cô gái nói về phân phận nhỏ bé, mảnh mai nhưng tràn đầy sức sống của mình . Biểu hiện qua " thân em"

Cách thứ hai : Là lời của chàng trai nhằn bày tỏ tấm long yêu mến mà mình đã đanh cho cô gái

Chúc bạn học tốt hihi

 

30 tháng 11 2023

Ca dao là sáng tác của nhân dân. Thường bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân. Thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong ca dao là thể thơ lục bát.

* Giống nhau: Đều là ca dao

* Khác nhau

- Thể thơ:

+  Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là thể thơ hỗn hợp.

+ Các bài ca dao trong Bài 2 thuộc thể thơ lục bát

- Nội dung

+ Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát nói về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của người con gái.

+ Các bài ca dao trong Bài 2 nói về tình cảm gia đình.

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hông ban maiChú ý:Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó...
Đọc tiếp

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai

Chú ý:

Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:

-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?

-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó được thể hiện bằng những nội dung nhỏ nào ?

-Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì ?

+Thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ

+Từ ngữ, câu chữ, hình ảnh có gì dặc biệt ?

+Chỉ rõ hình ảnh và chi tiết đó đặc biệt ở chỗ nào ?(thường có 2 giá trị:gợi tả hình ảnh/gợi tả âm thanh và cảm xúc ra sao ?)

-BPTT mà tác giả sử dụng là gì ?

->Chỉ ra nghệ thuật nào cần phải có dẫn chứng đi kèm, sau đó phân tích dẫn chứng đó.

-Cảm nhận của bản thân về bài ca dao hoàn chỉnh theo bố cục: MB, TB, KB

Ghi nhớ: không được chép văn mẫu

0
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Đứng bên ni, ngó bên tê, Đứng bên tê, ngó bên ni, mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông": Cho ta thấy, dù đứng ở vị trí nào, thì cánh động cũng rộng bao la, bát ngát, gợi cho ta sự giàu có, trù phú của quê hương

Cảm nhận : Câu ca dao chính là lời ca ngợi của một chàng trai về đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình. Chàng trai này luôn ngắm cánh đồng của quê hương mình từ mọi góc độ và mọi phía. Nhìn đâu, chàng trai cũng cảm thấy cánh đồng quê mình thật bao la, rộng lớn, mênh mông và bát ngát . Người đó cảm thấy tự hào và ca ngợi những cảnh vật thiên nhiên nơi mình sinh ra. Việc khéo léo sử dụng phép đảo giữa hai câu ca dao đã làm bài ca dao hay hơn và hình ảnh cánh đồng được hiện lên một cách chân thực nhất. Sự ngắm nhìn tỉ mỉ từ mọi góc độ của người đó đã khiến ta thấy rõ tình cảm yêu mến, quý trọng của người đó đối với cánh đồng quê hương. Qua đó, bài ca dao nhằm nổi bật lên sự ca ngợi, tự hàn về thiên nhiên nơi mình sinh ra của một chàng trai.

nói về cánh đồng lúa mênh mông ,đất nước rộng lớn END

3 tháng 12 2021

1 , : Thể hiện nỗi nhớ thương da diết của nhân vật

hãy làm theo khả năng của mk

3 tháng 12 2021

1. Chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người. Thể hiện cảm xúc nhớ thương và yêu quý quê hương

2. Thành ngữ: Dãi nắng dầm sương

Nghĩa: Chỉ sự chịu đựng những vất vả, gian lao trong cuộc sống.

3. Em tham khảo:

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.

Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau

- Về nội dung , nghệ thuật:

+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

-Về cách đọc hiểu ca dao

+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )

+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.

+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

25 tháng 9 2017

Bạn giỏi ghê!! Bạn học rùi à????yeu